Thuộc vùng trọng điểm của 3 thủ phủ du lịch sang trọng bậc nhất phía Nam: Hồ Tràm - Bình Châu – Bình Thuận, đến với Seaway Binh Châu là đến với cát vàng biển xanh, thiên nhiên căng tràn sức sống và sự ấm áp của dòng suối nóng tự nhiên.
Lợi ích khép, Seaway Bình Châu còn toạ lạc tại mặt tiền Quốc lộ 55 khẳng định biên độ tăng trưởng bất động cao với các gói quy hoạch hạ tầng được quy hoạch gồm:
•Mở rộng lộ giới Quốc lộ 55.
•Hình thành dãy Resort cao cấp dọc Quốc lộ 55.
•Sân bay du lịch Lộc An vận hành.
•Trung tâm thương mại Bình Châu khánh thành.
Hơn thế nữa, vị thế Seaway Bình Châu là một bài toán so sánh với Đà Nẵng và Nha Trang trong khoảng 8 năm về trước.
Tại Đà Nẵng
Với những lợi thế của Đà Nẵng, theo thống kê của ngành du lịch, chỉ tính riêng đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân hàng năm của Tp. Đà Nẵng đạt 22% (tăng 8% so với kế hoạch đề ra), từ 774.000 lượt (năm 2006) lên 1.770.000 lượt (năm 2010). Doanh thu du lịch bình quân hàng năm đạt 25% (tăng 7% so với kế hoạch), từ 435 tỷ đồng (năm 2006) lên 1.239 tỷ đồng (năm 2010). Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng từ 958 tỷ đồng (năm 2006) lên 3.097 tỷ đồng (năm 2010).
Hiện nay Tp. Đà Nẵng cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam…Bên cạnh đó, việc các đường bay quốc tế và các đường bay thuê chuyến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,… đến Đà Nẵng ngày càng được mở rộng khiến lượng khách du lịch từ các thị trường này tăng dần…
Trong phương hướng phát triển du lịch Tp.Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015, ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định 3 đích cụ thể là: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo. Ngành du lịch Đà Nẵng cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đón được 4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế và 3 triệu lượt khách nội địa; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm đạt 18%. Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của Đà Nẵng là các nước khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc); Đông Nam Á (Singapore, Malayxia, Thái Lan); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Đông Âu (Nga). Doanh thu du lịch đạt 3.420 tỷ đồng, tăng bình quân 23%, nâng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố từ 5,12% lên 7%.
Tại Nha Trang
Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, diện tích 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), dân số khoảng 1,2 triệu người. Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh; đồng thời là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế.
So với các tỉnh khu vực miền Trung - Tây nguyên, Khánh Hòa có tài nguyên du lịch thiên nhiên đa dạng. Về tài nguyên du lịch biển đảo, Khánh Hòa có bờ biển dài 385 km với gần 200 đảo ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Dải ven biển có 4 vịnh lớn là Vân Phong, Nha Phu, Nha Trang và Cam Ranh; trong đó vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Ven biển Khánh Hòa có nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có nhiều tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng (ở thị xã Ninh Hòa, TP.Nha Trang, H.Diên Khánh, TP.Cam Ranh) và rừng đặc dụng (Khu bảo tồn biển Hòn Mun)…
Về sản phẩm du lịch, Khánh Hòa ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo tổng hợp gắn liền với du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo cao cấp, thể thao biển, khám phá cảnh quan, tham quan vịnh, đảo; gắn với du lịch đô thị và du lịch MICE. Để hỗ trợ các sản phẩm du lịch chính, Khánh Hòa sẽ nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch bổ trợ như: sinh thái biển, đảo; tàu biển; tham quan di tích văn hóa - lịch sử; văn hóa ẩm thực; chữa bệnh, làm đẹp; lễ hội tâm linh…
Theo dự báo, từ năm 2015 - 2030, tổng số lượt khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng từ 1 - 1,2 triệu; ngày lưu trú trung bình tăng từ 2,4 - 3,0; tổng số ngày khách tăng từ 2,4 - 6,3 triệu. Số lượt khách nội địa tăng từ 2,4 - 5 triệu; ngày lưu trú trung bình tăng từ 1,2 - 1,8; tổng số ngày khách tăng từ 2,9 - 9 triệu. Nhu cầu về buồng khách sạn đối với khách quốc tế tăng từ 6.000 - 10.600, đối với khách nội địa tăng từ 7.000 - 13.100. Nhu cầu về lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng từ 18.200 - 37.900; lao động gián tiếp ngoài xã hội phục vụ hoạt động du lịch tăng từ 36.400 - 75.800. Ước tính tổng thu từ khách quốc tế tăng từ 286 - 972 triệu USD, thu từ khách nội địa tăng từ 112,0 - 509,6 triệu USD.
Tại Bà Rịa
Bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kéo dài hơn 300 km, với bãi cát thoai thoải, nước biển trong xanh rất thuận lợi để làm bãi tắm và các resort cao cấp. Từ TP.Vũng Tàu đến H.Xuyên Mộc, hàng loạt dự án du lịch mọc khắp các bờ biển hoạt động rất hiệu quả, thu hút hàng triệu lượt khách. Tại H.Xuyên Mộc, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, suối nước nóng Bình Châu thích hợp với nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh… Đặc biệt, tại Côn Đảo có nhiều hòn đảo lớn nhỏ rất thuận lợi để phát triển các tiềm năng du lịch biển. Du khách đến biển Côn Đảo có thể lặn ngắm san hô, câu cá. Di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phù hợp để phát triển du lịch tâm linh. Các di tích lịch sử như: Địa đạo Long Phước, Kim Long, khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo... là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham quan về nguồn. Bên cạnh đó là các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển thu hút đông đảo người dân địa phương khắp nơi quy tụ, như: Lễ hội Nghinh Ông, Lệ Cô, Vía Ông, Trùng Cửu…
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên tỉnh này đã tập trung nhiều giải pháp để phát triển. Ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết để phát triển ngành du lịch trong thời gian tới, hiện tại tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư có đẳng cấp quốc tế đủ năng lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển các dự án du lịch lớn, chất lượng cao, có tác dụng thúc đẩy ngành du lịch phát triển. “Chúng tôi đang tập trung để phát triển khu du lịch Paradise, dự án Atlantis (TP.Vũng Tàu), dự án vườn thú hoang dã Safari (H.Xuyên Mộc)… Khi các dự án này triển khai sẽ tạo được thương hiệu du lịch địa phương với thị trường quốc tế và mới thu hút được lượng khách này. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang kêu gọi đầu tư các trung tâm mua sắm cao cấp; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch mới, lạ, mang đặc trưng của tỉnh để đáp ứng nhu cầu của du khách”, ông Trình nói.
Để thu hút khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết hiện nay địa phương đang hướng đến phát triển du lịch chất lượng cao để thu hút dòng khách cao cấp. Tỉnh đang quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí cao cấp để thu hút, giữ được khách lưu trú dài ngày. Tỉnh cũng đang thực hiện trùng tu, cải tạo các di tích, cơ sở văn hóa để phục vụ du lịch, kết hợp phát triển các mô hình làng nghề, mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao với phục vụ cho du khách tham quan...
Tại Đà Nẵng
Với những lợi thế của Đà Nẵng, theo thống kê của ngành du lịch, chỉ tính riêng đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân hàng năm của Tp. Đà Nẵng đạt 22% (tăng 8% so với kế hoạch đề ra), từ 774.000 lượt (năm 2006) lên 1.770.000 lượt (năm 2010). Doanh thu du lịch bình quân hàng năm đạt 25% (tăng 7% so với kế hoạch), từ 435 tỷ đồng (năm 2006) lên 1.239 tỷ đồng (năm 2010). Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng từ 958 tỷ đồng (năm 2006) lên 3.097 tỷ đồng (năm 2010).
Hiện nay Tp. Đà Nẵng cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam…Bên cạnh đó, việc các đường bay quốc tế và các đường bay thuê chuyến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,… đến Đà Nẵng ngày càng được mở rộng khiến lượng khách du lịch từ các thị trường này tăng dần…
Trong phương hướng phát triển du lịch Tp.Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015, ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định 3 đích cụ thể là: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo. Ngành du lịch Đà Nẵng cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đón được 4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế và 3 triệu lượt khách nội địa; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm đạt 18%. Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của Đà Nẵng là các nước khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc); Đông Nam Á (Singapore, Malayxia, Thái Lan); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Đông Âu (Nga). Doanh thu du lịch đạt 3.420 tỷ đồng, tăng bình quân 23%, nâng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố từ 5,12% lên 7%.
Tại Nha Trang
Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, diện tích 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), dân số khoảng 1,2 triệu người. Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh; đồng thời là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế.
So với các tỉnh khu vực miền Trung - Tây nguyên, Khánh Hòa có tài nguyên du lịch thiên nhiên đa dạng. Về tài nguyên du lịch biển đảo, Khánh Hòa có bờ biển dài 385 km với gần 200 đảo ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Dải ven biển có 4 vịnh lớn là Vân Phong, Nha Phu, Nha Trang và Cam Ranh; trong đó vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Ven biển Khánh Hòa có nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có nhiều tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng (ở thị xã Ninh Hòa, TP.Nha Trang, H.Diên Khánh, TP.Cam Ranh) và rừng đặc dụng (Khu bảo tồn biển Hòn Mun)…
Về sản phẩm du lịch, Khánh Hòa ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo tổng hợp gắn liền với du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo cao cấp, thể thao biển, khám phá cảnh quan, tham quan vịnh, đảo; gắn với du lịch đô thị và du lịch MICE. Để hỗ trợ các sản phẩm du lịch chính, Khánh Hòa sẽ nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch bổ trợ như: sinh thái biển, đảo; tàu biển; tham quan di tích văn hóa - lịch sử; văn hóa ẩm thực; chữa bệnh, làm đẹp; lễ hội tâm linh…
Theo dự báo, từ năm 2015 - 2030, tổng số lượt khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng từ 1 - 1,2 triệu; ngày lưu trú trung bình tăng từ 2,4 - 3,0; tổng số ngày khách tăng từ 2,4 - 6,3 triệu. Số lượt khách nội địa tăng từ 2,4 - 5 triệu; ngày lưu trú trung bình tăng từ 1,2 - 1,8; tổng số ngày khách tăng từ 2,9 - 9 triệu. Nhu cầu về buồng khách sạn đối với khách quốc tế tăng từ 6.000 - 10.600, đối với khách nội địa tăng từ 7.000 - 13.100. Nhu cầu về lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng từ 18.200 - 37.900; lao động gián tiếp ngoài xã hội phục vụ hoạt động du lịch tăng từ 36.400 - 75.800. Ước tính tổng thu từ khách quốc tế tăng từ 286 - 972 triệu USD, thu từ khách nội địa tăng từ 112,0 - 509,6 triệu USD.
Tại Bà Rịa
Bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kéo dài hơn 300 km, với bãi cát thoai thoải, nước biển trong xanh rất thuận lợi để làm bãi tắm và các resort cao cấp. Từ TP.Vũng Tàu đến H.Xuyên Mộc, hàng loạt dự án du lịch mọc khắp các bờ biển hoạt động rất hiệu quả, thu hút hàng triệu lượt khách. Tại H.Xuyên Mộc, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, suối nước nóng Bình Châu thích hợp với nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh… Đặc biệt, tại Côn Đảo có nhiều hòn đảo lớn nhỏ rất thuận lợi để phát triển các tiềm năng du lịch biển. Du khách đến biển Côn Đảo có thể lặn ngắm san hô, câu cá. Di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phù hợp để phát triển du lịch tâm linh. Các di tích lịch sử như: Địa đạo Long Phước, Kim Long, khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo... là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham quan về nguồn. Bên cạnh đó là các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển thu hút đông đảo người dân địa phương khắp nơi quy tụ, như: Lễ hội Nghinh Ông, Lệ Cô, Vía Ông, Trùng Cửu…
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên tỉnh này đã tập trung nhiều giải pháp để phát triển. Ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết để phát triển ngành du lịch trong thời gian tới, hiện tại tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư có đẳng cấp quốc tế đủ năng lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển các dự án du lịch lớn, chất lượng cao, có tác dụng thúc đẩy ngành du lịch phát triển. “Chúng tôi đang tập trung để phát triển khu du lịch Paradise, dự án Atlantis (TP.Vũng Tàu), dự án vườn thú hoang dã Safari (H.Xuyên Mộc)… Khi các dự án này triển khai sẽ tạo được thương hiệu du lịch địa phương với thị trường quốc tế và mới thu hút được lượng khách này. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang kêu gọi đầu tư các trung tâm mua sắm cao cấp; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch mới, lạ, mang đặc trưng của tỉnh để đáp ứng nhu cầu của du khách”, ông Trình nói.
Để thu hút khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết hiện nay địa phương đang hướng đến phát triển du lịch chất lượng cao để thu hút dòng khách cao cấp. Tỉnh đang quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí cao cấp để thu hút, giữ được khách lưu trú dài ngày. Tỉnh cũng đang thực hiện trùng tu, cải tạo các di tích, cơ sở văn hóa để phục vụ du lịch, kết hợp phát triển các mô hình làng nghề, mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao với phục vụ cho du khách tham quan...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét